Quy trình sơn nhà đúng chuẩn bạn nên biết

Việc sơn nhà luôn đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận của người thi công bởi như vậy, lớp sơn sau khi hoàn thiện mới có thể đẹp đẽ và chất lượng nhất có thể. Dưới đây là quy trình sơn nhà đúng chuẩn các bạn có thể tham khảo:

Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn

 

Việc này sẽ giúp các lớp sơn luôn hoàn hảo sau khi thi công. Tường sau khi xây xong phải sau 21 ngày mới được sơn và thời gian này được cho là thời gian bảo dưỡng tường, giúp cho các tạp chất và vi khuẩn nhiễm trong gạch đá phải tự phân hủy, từ đó bề mặt thi công mới trở nên ổn định. Đồng thời bạn cũng phải đảm bảo cho bề mặt trước khi sơn phải thật sạch sẽ, không có dầu mỡ, bụi bẩn hay rong rêu,…; độ ẩm vừa phải và phải thật bằng phẳng trước khi trét mastic.

 

 

Các bước sơn nhà

 

Các bước sơn nhà được tiến hành theo thứ tự: Sơn từ ngoài vào trong, sơn từ trên xuống dưới, sơn ở khu vực khó đến khu vực dễ.

 

Bước 1: Bã matit làm phẳng bề mặt

 

Bạn cần lựa trọn bộ trét theo tiêu chí về độ bám dính. Một bộ trét có chất lượng thấp sẽ không cho hiệu quả cao đến độ bền,chi phí sơn nhà và cả tiến độ  thi công. Tùy từng sự lựa chọn mà các bạn có thể bã 1 hoặc 2 lớp.

 

Để sử dụng bột trét hiệu quả, bạn cần trộn theo tỷ lệ bột 3:1 nước sau đó dùng máy khuấy đều cho đến khi bột dẻo đồng nhất. Tiến hành trét 1 – 2 lớp và mỗi lớp cách nhau khoảng 2 – 4h, sau đó chờ 4 – 6h rồi lại tiến hành xả nhám (khoảng 1 – 2h đối với bột thùng). Chờ khoảng 1 – 2 ngày sau khi xả nhám xong, bề mặt bột cứng lại rồi tiến hành vệ sinh bề mặt và sơn lót.

 

lớp cách nhau 2 – 4h; Chờ 4 – 6h, sau đó tiến hành xả nhám (Nếu sử dụng bột thùng thì nên xả nhám ngay sau khi trét một thời gian ngắn, khoảng 1 – 2h); Sau khi xả nhám, chờ 1 – 2 ngày cho bề mặt bột cứng lại rồi mới vệ sinh và sơn lót.

 

Bước 2: Sơn lót

 

Sơn lót là loại sơn không thể thiếu bởi nó có khả năng chống kiềm và chống thấm cho bề mặt tường. Bạn cũng không nên dùng sơn phủ trắng bình thường để thay thế cho sơn lót vì nó không có các tính năng chống kiềm hay chống thấm cùng khả năng tạo sự nhẵn mịn và độ bám dính cao cho bề mặt sơn, từ đó có thể dẫn đến tình trạng tường sơn bị loang lổ và bong tróc.

 

Bước 3: Sơn phủ

 

Khi tiến hành sơn phủ, các bạn cần lưu ý lăn sơn đều và nhẹ tay và chỉ nên sơn 1 lớp phủ để công trình đạt hiệu quả tối ưu. Còn nếu có nhu cầu dặm vá một vài vị trí thì bạn có thể tiến hành sơn lớp thứ hai. 
 

Tin liên quan

CHAT VỚI CHÚNG TÔI