Dột mái tôn từ những nơi nối tôn
Tại những nơi nối tôn có thể gây thấm dột, nhất là ở nơi có mối nối ngang vuông góc với xà gồ hoặc ở phần cuối mái – nơi sở hữu mối nối dọc hoặc song song với xà gồ. Lý giải điều này, là do độc dốc của mái nhỏ (chỉ 60m), trong khi đó lưu lượng nước mưa lại rất lớn, nhất là ở phần cuối mái, từ đó khiến mưa thoát không kịp khiến cho nước mwua tràn lên các nơi nối ở những phía khác nhau trên mái.
Để khắc phục điều này, các bạn nên định hình và xác định trước bề rộng của mái tôn, xem chúng có khoảng bao nhiêu m2. Sau đó, các bạn phải tính toán lưu lượng nước mưa mỗi khi có mưa xuất hiện và khả năng thoát nước của ống thoát. Riêng với loại máng tôn nhỏ, các bạn cần thay máng tôn to hơn cho chúng, đồng thời xem xét, kiểm tra hoặc thay thế ống thoát nước mưa lớn hơn, dày hơn và chắc chắn hơn tại những nơi cần thiết. Cuối cùng, bạn cần có keo Silicon và bơm chúng vào những khu vực nối mái, nối máng, đầu vít hay cổ ống,… để tình trạng nước mưa bị thấm được hạn chế ở mức tối đa.
Dột mái tôn từ những chỗ kém chất lượng và bị thủng
Tình trạng này được đánh giá là xuất hiện khá nhiều ở mái tôn và nó có nguyên nhân là do nhiều mái tôn hiện nay có các khu vực bị rỉ sét hoặc bị thủng do thời tiết, môi trường hoặc do tuổi thọ,… và nước mưa sẽ thấm dột tại vị trí đó. Nhất là khi mái tôn phải chịu nước mưa quá nhiều, những phần mũ đinh và gioăng cao su của mũ đinh sẽ dễ bị mục và bung sau một thời gian dài, vì đó mà hạn chế khả năng ngăn chặn nước mưa thấm dột. Bạn cũng có thể kể đến những nguyen nhân khác như:
Nước mưa bị thấm và dột tại những vị trí hai mí tôn cắt chéo và nhất là mỗi khi trời trở gió mạnh và mưa lớn, nước mưa sẽ đi theo khe dẫn và đọng lại trên mái.
Nước mưa khi dột tại phần giáp danh giữa hai nhà mà bạn vẫn không biết cách xử lý hiệu quả và để tình trạng đó kéo dài.
Do máng mái tôn bị thủng, bẩn, bị đọng nước mà không thoát ra nhanh, vì vậy mà khi phải chịu 1 lượng nước quá lớn nó sẽ không kịp thoát và khiến cho nước mưa ập nhanh vào nhà.
Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách như sau: Trước hết định hình và xác định rõ vị trí tôn bị thủng, sau đó cắt miếng tôn to hơn độ lớn của khu vực bị thủng đó rôi dán lên. Cuối cùng, bạn chỉ cần bơm keo Silicon để vết dán được chắc chắn hơn là được.