Tìm hiểu về ngành thi công mái tôn – Phần 1

Bên cánh những loại mái ngói truyền thống thì mái tôn ngày nay đã trở thành loại vật liệu hết sức phổ biến đối với mọi người, thậm chí là có phần áp đảo và được ứng dụng nhiều trong các công trình nhà xưởng và nhà dân dụng. Vậy các bạn có biết mái tôn là gì? Tại sao nhiều người lại chọn lựa mái tôn đến thế? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mái tôn ngay sau đây:

Mái tôn còn được gọi là tôn lợp, tấm lợp. Đây là vật liệu được sử dụng trong các công trình nhà ở, công xưởng nhằm bảo vệ công trình khỏi những tác động đến từ môi trường bên ngoài như mưa nắng, mưa, gió, bụi bẩn,… Vì mái tôn được chế tạo và sản xuất từ nhiều loại vật liệu khác nhau nên chúng cũng có giá cả khá chênh lệch. Khi chọn lựa mái tôn cho công trình của mình, các bạn cần chọn dựa theo các tiêu chí như độ bền, chi phí và tính thẩm mỹ.

 

 

Ngay từ khi có mặt trên thị trường, mái tôn đã làm mưa làm gió và thậm chí là soán ngôi mái ngói về mức độ phổ biến. Mái tôn được ưa chuộng không những vì độ bền, dễ thi công, tính tiện dụng, giá thành hợp lý mà còn có những mẫu mã rất đẹp mắt.

 

Cấu tạo của 1 hệ thống mái tôn bao gồm:

 

Phần khung: Khung mái tôn là phần chịu trọng tải của công trình lớn nhất. Nó gồm phần sắt hộp và ống sắt. Những công trình có mặt bằng và diện tích lớn thì phần khung cũng phải lớn theo và chắc chắn hơn, đặc biệt tại những khu vực thường xuyên gặp bão lũ.

 

Phần kèo và tôn lợp: Tuỳ từng diện tích chúng ta lợp tôn mà hệ thống mái dầm, hệ thống kèo sẽ có độ lớn tương ứng. Cũng tùy theo tính chất của công trình và mục đích sử dụng mà các bạn cần chọn cho mình loại mái tôn chống nóng, có nhiều hay ít công năng,…

 

Hệ thống ống ít: Bạn nên chọn những loại ốc vít được chế tạo từ inox mạ crome vì chỉ như vậy chúng mới có độ bền và độ cứng cao, có khả năng chịu ăn mòn tốt. Hệ thống cao su không được để nước thấm qua nên chúng phải thật khít. Để hệ thống ốc vít có thể chịu được mưa bão nên khi thi công các bạn cũng cần sử dụng keo kết dính để tăng độ kết dính và độ bền.

 

Sơn chống gỉ: Sau khi đã hoàn thiện xong bộ khung, các bạn cần sơn lên chúng 1 lớp sơn chống gỉ để ngăn cản sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết vào mái tôn.

Tin liên quan

CHAT VỚI CHÚNG TÔI