Sơn sửa nhà cũ như thế nào cho hiệu quả? – Phần 1

Bất kỳ ngôi nhà nào sau một thời gian sử dụng cũng có thể bị xuống cấp và màu sơn không còn đẹp như lúc ban đầu. Đó là lý do có khá nhiều gia đình chọn lựa cách sơn lại nhà cũ để giúp ngôi nhà có được diện mạo mới. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng giúp các bạn sơn sửa lại nhà hiệu quả, không những tiết kiệm được chi phí sơn sửa mà còn giúp tăng độ bền sơn và thời gian bảo vệ ngôi nhà thân yêu của mình.

Điều quan trọng bạn cần làm trước mắt là phải xử lý lớp sơn cũ của ngôi nhà bởi sau một thời gian sử dụng, lớp sơn cũ sẽ xuất hiện những hiện tượng như phai màu, tróc sơn, tường bị mốc bẩn, tường bị thấm nước,… Đây là lý do các bạn phải xử lý bề mặt cũ thật sạch sẽ rồi mới sơn lại để giúp lớp sơn mới được bền và tăng độ bám dính hơn.

 

 

Cụ thể, bề mặt sơn cũ phải được làm sạch cẩn thận. Các bạn cần phải sử dụng các sản phẩm tẩy rửa hoặc sản phẩm hóa chất phù hợp để tẩy rửa các vết dầu mỡ, loang lổ hay bụi bẩn,… một cách sạch sẽ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần sử dụng các biện pháp chống ẩm và thống chấm như sử dụng sơn lót chống kiềm chuyên dụng chẳng hạn. Đặc biệt ở những khu vực tường bị nứt hay ẩm mốc như tường mái, trần nhà,… thì phương pháp này càng được chú trọng hơn nữa. Trong một số trường hợp đặc biệt cần thiết, các bạn có thể cạo tường và thậm chí là đập ra rồi mới trát sơn lại để có thể đảm bảo tường không còn bị ngấm hay đọng nước. Gia chủ và đội ngũ thi công cần phải lưu ý tiến hành các bước thi công đúng chuẩn và đúng với hệ thống sơn đề nghị, đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm trước khi sơn phủ hoàn thiện. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp sản phẩm đạt được hiệu quả cao, đồng thời giúp giảm chi phí sơn.

 

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần phải quan tâm đến yếu tố thời tiết bởi thời tiết có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng của sơn thông qua nhiệt độ môi trường, thông qua nắng mưa, độ ẩm không khí, bề mặt sơn…. Đây đều là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, độ đẹp của lớp sơn và màu sơn cùng khả năng chống thấm của bức tường. Không những thế, các lớp sơn bên ngoài nhà còn phải chịu tác động đến từ thiên nhiên lớn hơn nhiều khi nó phải có khả năng chịu nhiệt tốt, có khả năng co giãn linh hoạt theo sự thay đổi của thời tiết nóng lạnh để không làm nứt màng sơn.
 

Tin liên quan

CHAT VỚI CHÚNG TÔI