Cách xử lý khe hở giữa mái tôn với vách tường nhà

Gia đình bạn đã có một mái tôn chất lượng nhưng vẫn gặp hiện tượng rò rỉ hay dột nước những ngày mưa ẩm, có thể bạn đã gặp phải vấn đề khe hở giữa mái tôn với vách tường nhà. Nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng, vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục một cách đơn giản.

Vật liệu để xử lý khe hở giữa mái tôn và vách tường nhà sẽ cần có:
Bạn có thể dùng keo chuyên dụng chống dột mái tôn để tạo lớp màng có độ đàn hồi gốc polymer, acrylic. Theo đánh giá thì sản phẩm này của sika hoặc Singapore sẽ là tốt nhất.

Hoặc cũng có thể sử dụng màng chống thấm dạng khò dán như là Copernit của Itali, Lemax của Malaysia. Đây là màng chống thấm được cấu tạo từ hợp chất dẻo có khả năng chịu nhiệt, thành phần bitum đã được cải tiến, gia cố với hệ thống sợi gia tăng cường lực Polyester nên có tính đàn hồi cao hơn và có thể chịu được trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt nhất.

Các phương pháp xử lý khe hở giữa mái tôn và  vách tường
Khi đã có trong tay những nguyên vật liệu phù hợp nhất để khắc phục, xử lý vấn đề này, thì bạn sẽ cần xác định tình trạng của khe hở và áp dụng đúng cách cho khe hở này.

•    Đối với khe hở ở giữa mái tôn và những ngôi nhà liền kề mới  được xây, khe tiếp giápcó  kích thước nhỏ, không nhìn rõ bằng mắt thường.
Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng các loại màng chống thấm có độ đàn hồi gốc acrylic, polymer  hoặc polyurethane. Loại màng chống thấm này có tính dẻo dai cũng như đàn hồi rất cao nên có khả năng trám bít kín các khe hở giữa mái tôn và tường hay khe lún giữa 2 nền móng và giúp tránh hiện tượng ứ đọng nước hiệu quả trên mái tôn.
•    Đối với khe hở giữa mái tôn và những ngôi nhà cũ, khe tiếp giáp đã tách hẳn nhau ra, khoảng cách lớn, dễ dàng nhìn thấy, khoảng từ 1-5 cm.

Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng màng bitum để chống thấm bằng cách phủ màng này lên trên lớp chống thấm acrylic và thực hiện theo đúng quy trình như sau:
1. Đục tẩy khe tiếp giáp giữa hai ngôi nhà và mái tôn.
2. Vệ sinh sạch sẽ mái tôn để đảm bảo không để dính các vật liệu thừa hay các tạp chất khác vì những tạp chất này có thể làm biến dạng mái  hoặc biến chất cho phần kim loại của mái tôn.
3. Dùng bình gas đèn khò để khò khô đảm bảo bề mặt xử lý không bị ẩm nước, từ đó giúp tăng độ bám dính của vật liệu với mái tôn một cách tốt nhất.
4. Khò để làm nóng chảy màng chống thấm, giúp màng này bám chặt vào mái tôn theo chiều dọc khe tiếp giáp
5. Láng lớp bảo vệ bề mặt vật liệu chống thấm để hoàn thiện lại phần vừa xử lý trở lại như tình trạng ban đầu.

Trường hợp khe quá lớn bạn nên sử dụng tôn inox không gỉ để ghim vào tường để đảm bảo độ an toàn và chắc chắn cho các bước xử lý sau đó.

Tin liên quan

CHAT VỚI CHÚNG TÔI